Cọc bê tông là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến nhất để xây dựng móng nhà. Đối với các công trình lớn, cọc cừ tràm không thể đáp ứng đủ nhu cầu kỹ thuật thì cọc bê tông là vật liệu đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên những khu vực có địa hình và nền đất bùn lầy, hay bị sụt lún và sạt lở thì nên sử dụng cọc cừ tràm để thi công làm móng sẽ an toàn hơn cọc bê tông cốt thép. Vì cọc bê tông có kích thước và trọng lượng lớn nên việc thi công ép cọc bê tông phải theo đúng quy trình kỹ thuật.
1. Khảo sát địa hình
Xác định chính xác vị trí đất cần ép cọc bê tông, kiểm tra xem nền đất đó có trắc địa như thế nào. Lịch sử nền đất có thường xuyên bị sụt lún không.Tiếp đó là xác định những vị trí cần ép cọc, tâm cọc theo đúng bản vẽ kỹ thuật của công trình. Việc xác định sai tâm cọc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ngôi nhà trong tương lai.
2. Chuẩn bị thiết bị ép cọc bê tông cốt thép
Việc chọn máy ép cọc bê tông với từng khu vực và công trình là một trong những khâu quan trọng nhất. Một máy ép cọc bê tông phải có những tính năng sau:
– Lực máy ép cọc bê tông cốt thép lớn nhất không được nhỏ lơn 1,4 lần lực máy ép cọc bê tông cốt thép lớn nhất (Pep)max tác động lên đỉnh cọc bê tông cốt thép do tư vấn thiết kế quy đinh. Lực máy ép cọc bê tông phải bảo đảm tương tác đúng chiều dọc của trục cọc khi ép đỉnh cọc hoặc tác dụng đều trên các mặt bên cọc BT cốt thép khi ép ôm.
– Thiết bị ép cọc bê tông phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn lao động.
3. Các bước ép cọc bê tông cốt thép
Bước 1: Sử dụng cần cẩu dựng cọc bê tông vào giá ép cọc BTCT làm sao cho cọc không bị nghiêng mà phải vuông góc với bề mặt sau đó tiến hành gắn chặt đầu trên của cọc bê tông và thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông cốt thép.Thời gian vừa ép cọc bê tông xuống nền đất nên ép nhẹ nhàng với lực vừa phải với vận tốc không quá 1cm/s. Để ý khi phát hiện máy ép cọc bê tông cốt thép bị nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh.
Bước 2: Tùy theo địa chất và sức chịu tải tính toán của 1 cọc đơn có thể sử dụng 1 đoạn cọc, 2 đoạn cọc bê tông cốt thép hoặc nhiều hơn. Khi thêm đoạn cọc 2 trở lên ta cần để ý căn chỉnh đoạn cọc tiếp theo làm sao cho đường trục của các đoạn cọc trùng với trục kích và đường trục đoạn cọc đã ép trước đó . Do cọc cốt thép gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc bê tông phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép bê tông lên cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép cọc BTCT.
Bước 3: Sau ép xong cọc đầu tiên, tiếp theo trượt hệ giá ép bê tông cốt thép trên khung chuyển đến vị trí ép tiếp theo. Trong quá trình tiến hành thi công ép cọc BT cốt thép trên đoạn móng đầu tiên, dùng máy cẩu trục của dàn ép cọc bê tông cốt thép thứ 2 vào trị trí hố móng thứ 2.
Những lưu ý khi ép cọc bê tông cốt thép
– Chiều dài cọc bê tông được máy ép cọc ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài nhỏ nhất của cọc. Lực ép cọc tại chiều sâu thiết kế của cọc không được nhỏ hơn lực ép nhỏ nhất (bằng 1,5 đến 2 lần sức chịu tải của cọc). Các giá trị này phải được tư vấn thiết kế quy định trong hồ sơ thiết kế.
– Lực ép tại thời điểm cuối cùng có độ sâu xuyên gấp 3 lần đường kính cọc bê tông cốt thép, vận tốc ép cọc xuống nhẹ nhàng và không vượt quá tốc độ 1 cm/s.
– Tại vị trí cao đáy đài cọc bê tông không được sai số quá 75mm so với vị trí trong bản thiết kế, độ nghiêng của cọc BT cốt thép < 1% .
Việc thi công ép cọc bê tông cốt thép phải diễn ra theo đúng trình tự, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được kỹ sư có đủ năng lực giám sát, ghi chép toàn bộ quá trình ép.